MỘT SỐ LƯU Ý KHI DÙNG THUỐC HẠ ĐƯỜNG HUYẾT Ở BỆNH NHÂN SUY GAN
2/ Pioglitazone có thể làm suy giảm nặng hơn chức năng gan, mặc dù một vài chuyên gia vẫn sử dụng nó ở những bệnh nhân viêm gan nhiễm mỡ không do rượu (NASH).
3/ Metformin bị chống chỉ định vì sự tích lũy acid lactic có thể xảy ra khi gan mất bù. Uống rượu quá mức có thể dẫn đến nhiễm toan acid lactic.
4/ Cần giảm liều dapagliflozin, tránh sử dụng canagliflozin và empagliflozin ở bệnh nhân bệnh gan nặng.
5/ Nhà sản xuất không cảnh báo nguy cơ đối với thuốc đồng vận GLP-1 ở bệnh nhân có bệnh gan; các thuốc này cho thấy làm cải thiện tình trạng bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD), mặc dù chưa được chấp thuận sử dụng với mục đích này.
6/ Các thuốc ức chế DPP-4 nên được giảm liều ở bệnh nhân suy gan nhẹ hoặc trung bình, và tránh sử dụng khi suy gan nặng.
7/ Bệnh nhân mắc bệnh gan nặng thường được điều trị với insulin và cần hết sức cẩn thận (ví dụ, ở người nghiện rượu có thể khó điều trị và lưu ý nguy cơ hạ đường huyết).
* Ghi chú: Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) trong bài bao gồm:
- Viêm gan nhiễm mỡ không do rượu (NASH)
- Xơ gan (Cirrhosis)
- Ung thư biểu mô tế bào gan (Hepatocellular carcinoma)
- Suy gan (Liver failure)
Chữ viết tắt:
NASH: Non-alcoholic steatohepatitis (viêm gan nhiễm mỡ không do rượu)
NAFLD: Non-alcoholic fatty liver disease (bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu)
GLP-1: Glucagon-like peptide-1
DPP-4: Dipeptidyl peptidase-4
Tham khảo:
Rowan Hillson (2015). Diabetes Care - A Practical Manual 2nd edition (Oxford Care Manuals), page 118-119.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét