ĐIỀU TRỊ NHIỄM CLOSTRIDIUM DIFFICILE Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH
1. Nhiễm Clostridium difficile (Clostridium difficile infection – CDI) nên được điều trị dựa theo độ nặng của bệnh và nguy cơ tái phát hoặc biến chứng.
2. Vancomycin và metronidazol là các thuốc điều trị hàng đầu (first-line). Vancomycin được ưu tiên hơn khi bệnh nặng hoặc phức tạp.
1. Nhiễm Clostridium difficile (Clostridium difficile infection – CDI) nên được điều trị dựa theo độ nặng của bệnh và nguy cơ tái phát hoặc biến chứng.
2. Vancomycin và metronidazol là các thuốc điều trị hàng đầu (first-line). Vancomycin được ưu tiên hơn khi bệnh nặng hoặc phức tạp.
Cơ chế gây độc của Clostridium difficile
3. Trong CDI nhẹ đến trung bình, metronidazol uống vẫn là điều trị thích hợp, một phần vì chi phí thấp. Liều chuẩn là 500mg uống, 3 lần mỗi ngày trong 10 đến 14 ngày. Ở bệnh nhân không thể uống, metronidazol có thể dùng đường tĩnh mạch với liều tương tự, mặc dù metronidazol không được khuyến cáo như một đơn trị liệu nếu dùng đường tĩnh mạch.
4. Vancomycin là điều trị thích hợp hơn ở bệnh nhân CDI nặng hoặc phức tạp. Uống vancomycin 125mg, 4 lần mỗi ngày trong 10 đến 14 ngày.
5. Các nghiên cứu trước đây cho thấy rằng metronidazol đường uống và vancomycin đường uống có hiệu quả ngang nhau, độ dung nạp và tỉ lệ tái phát bệnh là tương tự. Dữ liệu mới đây cho thấy tỉ lệ thất bại điều trị cao hơn khi dùng metronidazol ở bệnh nhân CDI nặng hoặc phức tạp.
6. Các yếu tố liên quan đến thất bại điều trị với metronidazol bao gồm bệnh nhân tuổi cao hơn 60, sốt, hạ albumin máu, tăng bạch cầu ngoại biên, bệnh nhân ở khoa chăm sóc tích cực (ICU), có kết quả chụp cắt lớp (CT) vùng bụng bất thường. Bệnh nhân mắc đồng thời bệnh máu ác tính và CDI có đáp ứng kém hơn với cả metronidazol và vancomycin.
7. Bệnh nhân dùng metronidazol cần thời gian để cải thiện các triệu chứng dài hơn so với dùng vancomycin.
8. Vancomycin đường uống nhìn chung được dung nạp tốt. Cả vancomycin dùng đường uống và đường trực tràng ít khi được hấp thụ toàn thân. Metronidazol có thể gây các tác dụng phụ trên tiêu hóa, phản ứng giống disulfiram khi uống rượu, và bệnh thần kinh ngoại biên nếu điều trị kéo dài.
9. CDI tái phát thường gặp ở bệnh nhân cao tuổi và những người dùng kháng sinh đồng thời, mắc bệnh kèm theo, dùng đồng thời các thuốc ức chế bơm proton, và bệnh ban đầu khởi phát nặng.
10. Metronidazol hoặc vancomycin đường uống được khuyến cáo điều trị cho lần tái phát đầu tiên của CDI mức độ nhẹ đến trung bình. Vancomycin được khuyến cáo cho bệnh nhân với 2 hoặc nhiều hơn các lần tái phát.
11. Fidaxomicin được FDA chấp thuận cho điều trị CDI vào năm 2011. Fidaxomicin giúp phục hồi hệ vi khuẩn đường ruột ở người tốt hơn các điều trị thay thế khác. Fidaxomicin không được xem là điều trị ưu tiên (first-line) cho CDI nhẹ hoặc không phức tạp vì chi phí cao. Fidaxomicin được xem xét sử dụng cho CDI tái phát hoặc khi có nguy cơ tái phát cao.
12. Cấy phân (fecal microbiota transplantation) có thể giải quyết các triệu chứng ở bệnh nhân CDI tái phát, nhưng vai trò của phương pháp này ở bệnh nhân CDI nguyên phát hoặc CDI nặng vẫn chưa được chứng minh.
4. Vancomycin là điều trị thích hợp hơn ở bệnh nhân CDI nặng hoặc phức tạp. Uống vancomycin 125mg, 4 lần mỗi ngày trong 10 đến 14 ngày.
5. Các nghiên cứu trước đây cho thấy rằng metronidazol đường uống và vancomycin đường uống có hiệu quả ngang nhau, độ dung nạp và tỉ lệ tái phát bệnh là tương tự. Dữ liệu mới đây cho thấy tỉ lệ thất bại điều trị cao hơn khi dùng metronidazol ở bệnh nhân CDI nặng hoặc phức tạp.
6. Các yếu tố liên quan đến thất bại điều trị với metronidazol bao gồm bệnh nhân tuổi cao hơn 60, sốt, hạ albumin máu, tăng bạch cầu ngoại biên, bệnh nhân ở khoa chăm sóc tích cực (ICU), có kết quả chụp cắt lớp (CT) vùng bụng bất thường. Bệnh nhân mắc đồng thời bệnh máu ác tính và CDI có đáp ứng kém hơn với cả metronidazol và vancomycin.
7. Bệnh nhân dùng metronidazol cần thời gian để cải thiện các triệu chứng dài hơn so với dùng vancomycin.
8. Vancomycin đường uống nhìn chung được dung nạp tốt. Cả vancomycin dùng đường uống và đường trực tràng ít khi được hấp thụ toàn thân. Metronidazol có thể gây các tác dụng phụ trên tiêu hóa, phản ứng giống disulfiram khi uống rượu, và bệnh thần kinh ngoại biên nếu điều trị kéo dài.
9. CDI tái phát thường gặp ở bệnh nhân cao tuổi và những người dùng kháng sinh đồng thời, mắc bệnh kèm theo, dùng đồng thời các thuốc ức chế bơm proton, và bệnh ban đầu khởi phát nặng.
10. Metronidazol hoặc vancomycin đường uống được khuyến cáo điều trị cho lần tái phát đầu tiên của CDI mức độ nhẹ đến trung bình. Vancomycin được khuyến cáo cho bệnh nhân với 2 hoặc nhiều hơn các lần tái phát.
11. Fidaxomicin được FDA chấp thuận cho điều trị CDI vào năm 2011. Fidaxomicin giúp phục hồi hệ vi khuẩn đường ruột ở người tốt hơn các điều trị thay thế khác. Fidaxomicin không được xem là điều trị ưu tiên (first-line) cho CDI nhẹ hoặc không phức tạp vì chi phí cao. Fidaxomicin được xem xét sử dụng cho CDI tái phát hoặc khi có nguy cơ tái phát cao.
12. Cấy phân (fecal microbiota transplantation) có thể giải quyết các triệu chứng ở bệnh nhân CDI tái phát, nhưng vai trò của phương pháp này ở bệnh nhân CDI nguyên phát hoặc CDI nặng vẫn chưa được chứng minh.
* Ghi chú:
Cấy phân là phương pháp giúp làm phục hồi hệ vi khuẩn đường ruột thông qua việc truyền dịch treo chứa vi khuẩn được nuôi cấy từ phân người khỏe mạnh vào ống tiêu hóa của bệnh nhân để điều trị CDI.
Tham khảo:
Natasha Bagdasarian, Krishna Rao, Preeti N. Malani. Diagnosis and Treatment of Clostridium difficile in Adults: A Systematic Review. JAMA. 2015;313(4):398-408.
Cấy phân là phương pháp giúp làm phục hồi hệ vi khuẩn đường ruột thông qua việc truyền dịch treo chứa vi khuẩn được nuôi cấy từ phân người khỏe mạnh vào ống tiêu hóa của bệnh nhân để điều trị CDI.
Tham khảo:
Natasha Bagdasarian, Krishna Rao, Preeti N. Malani. Diagnosis and Treatment of Clostridium difficile in Adults: A Systematic Review. JAMA. 2015;313(4):398-408.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét