Thứ Hai, 27 tháng 6, 2016

MỘT SỐ LƯU Ý KHI DÙNG THUỐC HẠ ĐƯỜNG HUYẾT TRÊN CÁC ĐỐI TƯỢNG BỆNH NHÂN ĐẶC BIỆT - PHẦN 1: SUY THẬN

MỘT SỐ LƯU Ý KHI DÙNG THUỐC HẠ ĐƯỜNG HUYẾT Ở BỆNH NHÂN SUY THẬN

1/ Hầu hết các thuốc hạ glucose máu đều tiềm ẩn nhiều nguy cơ ở bệnh nhân suy giảm chức năng thận.
2/ Các dạng thuốc tác dụng kéo dài hiếm khi được sử dụng.
3/ Metformin bị chống chỉ định ở bệnh nhân suy thận nặng.
4/ Các sulfonylureas (hoặc dạng chuyển hóa có hoạt tính) như glibenclamide hay glimepiride có thể bị tích lũy khi suy thận.
5/ Glipizide và gliclazide được chuyển hóa ở gan, bài tiết qua nước tiểu một lượng nhỏ dạng còn hoạt tính, do vậy an toàn hơn các thuốc khác.
6/ Linagliptin không cần hiệu chỉnh liều khi có bệnh thận. Các thuốc ức chế DPP-4 khác nên giảm liều ở bệnh nhân CKD giai đoạn ≥ 3.
7/ Exenatide và lixisenatide nên dùng thận trọng ở bệnh nhân CKD giai đoạn 3 và không dùng ở bệnh nhân CKD ≥ 4.
8/ Liraglutide không nên dùng ở bệnh nhân CKD giai đoạn ≥ 3.
9/ Pioglitazone có thể dùng ở bệnh nhân suy thận, nhưng không được dùng ở bệnh nhân thẩm tách máu.
10/ Không khởi đầu điều trị với thuốc ức chế SGLT2 nếu eGFR < 60.
11/ Insulin được thải trừ qua nước tiểu – cần giảm liều khi tình trạng suy thận trở nên nặng hơn.

Chữ viết tắt:
DPP-4: Dipeptidyl peptidase-4
CKD: Chronic Kidney Disease (bệnh thận mạn tính)
SGLT2: Sodium-Glucose Cotransporter 2 (kênh đồng vận chuyển glucose – natri)
eGFR: estimated Glomerular Filtration Rate (Tốc độ lọc cầu thận ước lượng)

Tham khảo:
Rowan Hillson (2015). Diabetes Care - A Practical Manual 2nd edition (Oxford Care Manuals)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét