Thứ Hai, 27 tháng 6, 2016

THÔNG TIN VỀ ENTRESTO (sacubitril/valsartan)

ENTRESTO (sacubitril/valsartan)

Sự ra đời của một nhóm thuốc mới - thuốc ức chế neprilysin kết hợp ức chế thụ thể angiotensin - hứa hẹn sẽ tạo ra một bước đột phá trong điều trị suy tim. Điều này được thể hiện trong những khuyến cáo điều trị suy tim 2016 của cả ACC/AHA/HFSA và ESC.

Entresto là biệt dược phối hợp một thuốc ức chế thụ thể angiotensin (valsartan) và một thuốc ức chế neprilysin (sacubitril) trong cùng một phức hợp dưới dạng anion, cùng với cation Na+ và các phân tử nước (theo tỷ lệ tương ứng 1:1:3:2.5), được gọi chung là angiotensin receptor-neprilysin inhibitor (ARNI).

Sau khi uống, từng hoạt chất riêng biệt được phóng thích, khi đó sacubitril chuyển hóa thành dạng có hoạt tính là sacubitrilat (bằng sự khử ethyl bởi các esterase) ức chế enzyme neprilysin, do đó ngăn cản sự thoái giáng của các peptide lợi niệu (ANP và BNP), bradykinin và một số cơ chất khác. Còn valsartan ức chế tác dụng của angiotensin bằng cách phong bế thụ thể AT-1. Sự kết hợp cả 2 cơ chế này tạo ra nhiều ảnh hưởng sinh lý, kết quả là những lợi ích tiềm tàng trong điều trị suy tim (xem hình minh họa chi tiết).

CẬP NHẬT MỘT SỐ THÔNG TIN CHUYÊN NGÀNH

Cập nhật một số thông tin chuyên ngành

1/ Khoảng thời gian bận rộn với những người quan tâm đến lĩnh vực tim mạch, khi cả ACC/AHA/HFSA và ESC gần như đồng thời công bố hướng dẫn điều trị suy tim mới, trong đó nhấn mạnh vai trò của 2 thuốc mới được FDA chấp thuận năm 2015 là Entresto (valsartan/sacubitril) và Corlanor (ivabradine). Đặc biệt Entresto hứa hẹn sẽ thách thức vị trí "hòn đá tảng" của ACEi trong điều trị suy tim.
Chi tiết hơn mời đọc tại: VN-Share

[CẢNH GIÁC DƯỢC] CANAGLIFLOZIN & DAPAGLIFLOZIN: FDA CẢNH BÁO TÁC HẠI TRÊN THẬN

Canagliflozin (Invokana, Invokamet) và Dapagliflozin (Farxiga, Xigduo XR): FDA tăng cường cảnh báo về tác hại trên thận
Cập nhật ngày: 14/06/2016

1/ ĐẶT VẤN ĐỀ

FDA vừa tăng cường những cảnh báo hiện có về nguy cơ tổn thương thận cấp do các thuốc điều trị đái tháo đường type 2, gồm canagliflozin (BD: Invokana, Invokamet) và dapagliflozin (BD: Farxiga, Xigduo XR). Dựa trên các báo cáo gần đây, FDA đã hiệu chỉnh thông tin trên nhãn thuốc về nguy cơ tổn thương thận cấp và bổ sung các khuyến cáo để giảm thiểu nguy cơ này.

2/ TỔNG QUAN

Canagliflozin và dapagliflozin là các thuốc kê toa kết hợp với điều chỉnh chế độ ăn và tập luyện để giúp kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân trưởng thành mắc đái tháo đường type 2. Chúng thuộc nhóm các thuốc được gọi là thuốc ức chế kênh đồng vận chuyển sodium-glucose loại 2 (SGLT2 inhibitors).

CÁC RETINOIDS VÀ THAI KỲ

CÁC RETINOIDS VÀ THAI KỲ
  Các retinoid đường uống là các dẫn xuất tổng hợp của vitamin A, được phát triển để điều trị một số bệnh da liễu thường gặp. Các thuốc khác nhau về một số đặc tính dược lý và chỉ định được chấp thuận:
+ Isotretinoin (13-cis-retinoic acid) được sử dụng trong điều trị mụn trứng cá nặng không đáp ứng với các điều trị khác.
+ Alitretinoin (9-cis-retinoic acid) được sử dụng trong điều trị eczema bàn tay mạn tính.
+ Acitretin, một retinoid thế hệ 2, được sử dụng trong điều trị các dạng vảy nến nặng.

VAI TRÒ CỦA RIFAMPIN TRONG VIÊM NỘI TÂM MẠC NHIỄM KHUẨN

VAI TRÒ CỦA RIFAMPIN TRONG VIÊM NỘI TÂM MẠC NHIỄM KHUẨN (VNTMNK)
1/ Giới thiệu về màng sinh học (Biofilms):
* Trong tự nhiên, các vi khuẩn sống bám và gắn kết với nhau trên các bề mặt, tiết ra các chất để hình thành một lớp màng bao phủ xung quanh – gọi là màng sinh học.
* Màng sinh học có nhiều ý nghĩa trong y học. Chúng hình thành trên xương, van tim, mô cũng như trên các van tim nhân tạo, catheters hay các vật cấy giả. Chúng liên quan đến nhiều bệnh như viêm nội tâm mạc, bệnh xơ nang, nhiễm trùng tai giữa, sỏi thận, bệnh nha chu, nhiễm trùng tiền liệt tuyến.
Sự hình thành các biofilms

8 KHÁNG SINH MỚI ĐƯỢC FDA CHẤP THUẬN GIAI ĐOẠN 2010-2015

Sự bùng nổ của các loài vi khuẩn đề kháng đã tạo ra một thử thách lớn với các nhà lâm sàng cũng như những người làm chính sách.

CÁC KHÁNG SINH NHÓM AMINOGLYCOSIDE

  Các aminoglycoside là các kháng sinh diệt khuẩn phổ rộng, hấp thu rất kém qua đường uống và do đó được dùng đường tiêm cho điều trị nhiễm trùng toàn thân hoặc dùng tại chỗ. Phổ tác dụng bao hàm hầu hết các trực khuẩn Gram âm và tụ cầu, nhưng không tác dụng với liên cầu và các vi khuẩn kị khí. Hoạt tính trên liên cầu thường có thể được cải thiện thông qua việc dùng kết hợp với penicillin, do chúng có tác dụng hiệp đồng.
Bảng tổng quát tương đối phổ tác dụng và tác dụng phụ của các kháng sinh aminoglycoside

ĐIỀU TRỊ NHIỄM CLOSTRIDIUM DIFFICILE Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH

ĐIỀU TRỊ NHIỄM CLOSTRIDIUM DIFFICILE Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH

1. Nhiễm Clostridium difficile (Clostridium difficile infection – CDI) nên được điều trị dựa theo độ nặng của bệnh và nguy cơ tái phát hoặc biến chứng.

2. Vancomycinmetronidazol là các thuốc điều trị hàng đầu (first-line). Vancomycin được ưu tiên hơn khi bệnh nặng hoặc phức tạp.
Cơ chế gây độc của Clostridium difficile

CÁC LƯU Ý TRONG DÙNG THUỐC DỰ PHÒNG GOUT

CÁC LƯU Ý TRONG DÙNG THUỐC DỰ PHÒNG GOUT

1/ Thông thường, các thuốc hạ urate máu được cho là làm nặng thêm cơn gout cấp, nhưng bằng chứng gần đây đề nghị rằng allopurinol (Zyloprim) có thể bắt đầu sử dụng trong suốt cơn cấp nếu dùng kết hợp với một NSAID và colchicine.

2/ Bệnh nhân dùng thuốc hạ urate máu nên được điều trị đồng thời với một NSAID, colchicine hoặc corticosteroid liều thấp để phòng ngừa cơn cấp. Việc điều trị nên tiếp tục trong ít nhất 3 tháng sau khi nồng độ acid uric xuống dưới mức mục tiêu ở những bệnh nhân không có hạt tophi, hoặc trong 6 tháng ở bệnh nhân đã có hạt tophi.

CÁC LƯU Ý TRONG ĐIỀU TRỊ CƠN GOUT CẤP

CÁC LƯU Ý TRONG ĐIỀU TRỊ CƠN GOUT CẤP

1/ Để giải quyết nhanh và hoàn toàn các triệu chứng, việc điều trị cơn gout cấp nên bắt đầu trong 24 giờ từ khi triệu chứng khởi phát.

2/ Corticosteroids uống, corticosteroid tiêm IV, các NSAIDs và colchicine có hiệu quả tương đương trong điều trị cơn gout cấp.


MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC THUỐC KHÁNG NẤM NHÓM TRIAZOLE

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC THUỐC KHÁNG NẤM NHÓM TRIAZOLE

Các triazole là một nhóm thuốc kháng nấm quan trọng và thường được sử dụng trong điều trị các bệnh nhiễm nấm toàn thân.
Phân loại các thuốc kháng nấm nhóm Triazole

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC THUỐC KHÁNG NẤM NHÓM ALLYLAMINE

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC THUỐC KHÁNG NẤM NHÓM ALLYLAMINE

1/ Các allylamine, cũng như các thuốc kháng nấm azole, can thiệp vào quá trình tổng hợp ergosterol nhưng ở giai đoạn sớm bằng cách ức chế sự hình thành squalene epoxide, một tiền chất của lanosterol.

Cơ chế tác dụng và cấu trúc hóa học của nhóm Allylamine

THÔNG TIN VỀ ESMOLOL

Esmolol là một thuốc chẹn beta giao cảm, chọn lọc trên receptor beta-1, không có hoạt tính giao cảm nội tại (ISA), không có hoạt tính ổn định màng (MSA).

Esmolol cấu trúc hóa học tương tự metoprolol, tuy nhiên trong phân tử có thêm một liên kết ester ở vị trí para của vòng phenyl, làm cho thuốc được chuyển hóa rất nhanh thành dạng bất hoạt do phản ứng thủy phân của các esterase của hồng cầu. Vì thế, esmolol có thời gian bán thải rất ngắn, chỉ khoảng 9 phút sau khi dùng đường tĩnh mạch, nên thường cần truyền liên tục hoặc tiêm bolus lặp lại để duy trì tác dụng ổn định.

MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG VITAMIN B12 TRONG ĐIỀU TRỊ

MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG VITAMIN B12 TRONG ĐIỀU TRỊ

1/ Thuật ngữ "vitamin B12" là để chỉ một nhóm hợp chất chứa cobalt, được gọi là các cobalamin. Cyanocobalamin và hydroxocobalamin là các dạng không có hoạt tính dược lý của vitamin B12 được sử dụng trong điều trị, sau khi vào cơ thể chúng sẽ được chuyển hóa thành các dạng có hoạt tính. Một dạng có hoạt tính của B12, gọi là methylcobalamin, cũng được sử dụng trong điều trị.

VITAMIN B12 VÀ BỆNH THIẾU MÁU ÁC TÍNH

Vitamin B12 là một yếu tố vi lượng cần thiết cho sự tăng trưởng, quá trình tạo máu, tổng hợp bao myelin ở TB thần kinh và là đồng yếu tố (cofactor) cho nhiều phản ứng sinh hóa trong cơ thể.

Vitamin B12 chỉ được cung cấp từ các thực phẩm có nguồn gốc động vật, như thịt, trứng, sữa...Nhu cầu B12 cho người trưởng thành là 2 mcg/ngày.

[BÁO CÁO CA LÂM SÀNG] NƯỚC TIỂU HÓA MÀU XANH LỤC DO DÙNG THUỐC

NƯỚC TIỂU HÓA MÀU XANH LỤC DO DÙNG THUỐC

* Ca lâm sàng:
Một người đàn ông 72 tuổi viêm gan mạn tính nhập viện với tình trạng shock do loét dạ dày xuất huyết. Bệnh nhân được đặt nội khí quản, an thần với propofol và bắt đầu điều trị đồng thời viêm phổi bằng ceftriaxone. Nước tiểu của người bệnh dần dần chuyển màu xanh lục trong vài ngày (xem hình). Tình trạng hô hấp và huyết động vẫn ổn định, sau đó bệnh nhân được rút ống khí quản. Sự biến màu nước tiểu sớm trở lại bình thường.

MỘT SỐ LƯU Ý KHI DÙNG THUỐC HẠ ĐƯỜNG HUYẾT TRÊN CÁC ĐỐI TƯỢNG BỆNH NHÂN ĐẶC BIỆT - PHẦN CUỐI

MỘT SỐ LƯU Ý KHI DÙNG THUỐC HẠ ĐƯỜNG HUYẾT TRÊN CÁC ĐỐI TƯỢNG BỆNH NHÂN ĐẶC BIỆT (phần cuối)

Sau 2 bài đăng về lưu ý ở bệnh nhân suy thận và suy gan, chúng tôi tiếp tục chia sẻ thêm các lưu ý trên một số đối tượng bệnh nhân đặc biệt khác.

1/ Bệnh nhân đã ghi nhận hay đang điều trị hạ đường huyết:
Những bệnh nhân này nên được kê đơn metformin nếu có thể. Nếu cần thiết có thể thêm các thuốc làm tăng tác dụng incretin (incretin-effect enhancer) hoặc thuốc ức chế SGLT. Dùng các thuốc khác cẩn thận để tránh hạ đường huyết.

2/ Người cao tuổi:
Bắt đầu với liều thấp và tăng liều cẩn thận. Bắt đầu điều trị với metformin. Nếu cần dùng thuốc sulfonylurea, thì tolbutamide hoặc glipizide có tác dụng ngắn và có lẽ an toàn hơn. Gliclazide cũng có thể được dùng nhưng có tác dụng dài hơn. Nhấn mạnh sự cần thiết của các bữa ăn đều đặn trong ngày. Các thuốc mới hơn nhìn chung vẫn thiếu kinh nghiệm điều trị lâu dài ở bệnh nhân cao tuổi và hầu hết nhà sản xuất đều khuyên cần thận trọng.

3/ Bệnh tim mạch:
Metformin có thể gây nhiễm toan acid lactic ở bệnh nhân huyết áp thấp hoặc suy tim nặng. Pioglitazone bị chống chỉ định. Các thuốc chẹn beta có thể làm giảm các triệu chứng của hạ đường huyết. Thuốc lợi tiểu làm giảm tác dụng hạ đường huyết. Thuốc ức chế men chuyển có thể gây hạ đường huyết. Tránh sử dụng thuốc ức chế SGLT2 trong suy tim. Dùng insulin ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp.

4/ Bệnh tiêu hóa:
Chỉ định điều trị insulin ở bệnh nhân mắc các bệnh về tiêu hóa làm giảm mạnh sự hấp thu các thuốc đường uống. Tránh dùng metformin và các thuốc làm tăng tác dụng incretin. Tránh dùng acarbose ở bệnh nhân có bệnh đường tiêu hóa. Cimetidine có thể gây tương tác thuốc với cả metformin và các sulfonylureas.

5/ Điều trị thuốc chống đông:
Thuốc chống đông có thể đẩy các sulfonylureas ra khỏi liên kết protein và làm tăng tác dụng của chúng, và ngược lại.

Chữ viết tắt:
SGLT2: Sodium-Glucose Cotransporter 2 (kênh đồng vận chuyển glucose – natri)

Tham khảo:
Rowan Hillson (2015). Diabetes Care - A Practical Manual 2nd edition (Oxford Care Manuals), page 118-119.

MỘT SỐ LƯU Ý KHI DÙNG THUỐC HẠ ĐƯỜNG HUYẾT TRÊN CÁC ĐỐI TƯỢNG BỆNH NHÂN ĐẶC BIỆT - PHẦN 2: SUY GAN

MỘT SỐ LƯU Ý KHI DÙNG THUỐC HẠ ĐƯỜNG HUYẾT Ở BỆNH NHÂN SUY GAN


1/ Gan chịu trách nhiệm chuyển hóa và/hoặc thải trừ tất cả các sulfonylureas, do vậy thường tránh sử dụng các thuốc này.
2/ Pioglitazone có thể làm suy giảm nặng hơn chức năng gan, mặc dù một vài chuyên gia vẫn sử dụng nó ở những bệnh nhân viêm gan nhiễm mỡ không do rượu (NASH).
3/ Metformin bị chống chỉ định vì sự tích lũy acid lactic có thể xảy ra khi gan mất bù. Uống rượu quá mức có thể dẫn đến nhiễm toan acid lactic.
4/ Cần giảm liều dapagliflozin, tránh sử dụng canagliflozin và empagliflozin ở bệnh nhân bệnh gan nặng.
5/ Nhà sản xuất không cảnh báo nguy cơ đối với thuốc đồng vận GLP-1 ở bệnh nhân có bệnh gan; các thuốc này cho thấy làm cải thiện tình trạng bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD), mặc dù chưa được chấp thuận sử dụng với mục đích này.
6/ Các thuốc ức chế DPP-4 nên được giảm liều ở bệnh nhân suy gan nhẹ hoặc trung bình, và tránh sử dụng khi suy gan nặng.
7/ Bệnh nhân mắc bệnh gan nặng thường được điều trị với insulin và cần hết sức cẩn thận (ví dụ, ở người nghiện rượu có thể khó điều trị và lưu ý nguy cơ hạ đường huyết).

* Ghi chú: Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) trong bài bao gồm:
- Viêm gan nhiễm mỡ không do rượu (NASH)
- Xơ gan (Cirrhosis)
- Ung thư biểu mô tế bào gan (Hepatocellular carcinoma)
- Suy gan (Liver failure)

Chữ viết tắt:
NASH: Non-alcoholic steatohepatitis (viêm gan nhiễm mỡ không do rượu)
NAFLD: Non-alcoholic fatty liver disease (bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu)
GLP-1: Glucagon-like peptide-1
DPP-4: Dipeptidyl peptidase-4

Tham khảo:
Rowan Hillson (2015). Diabetes Care - A Practical Manual 2nd edition (Oxford Care Manuals), page 118-119.

MỘT SỐ LƯU Ý KHI DÙNG THUỐC HẠ ĐƯỜNG HUYẾT TRÊN CÁC ĐỐI TƯỢNG BỆNH NHÂN ĐẶC BIỆT - PHẦN 1: SUY THẬN

MỘT SỐ LƯU Ý KHI DÙNG THUỐC HẠ ĐƯỜNG HUYẾT Ở BỆNH NHÂN SUY THẬN

1/ Hầu hết các thuốc hạ glucose máu đều tiềm ẩn nhiều nguy cơ ở bệnh nhân suy giảm chức năng thận.
2/ Các dạng thuốc tác dụng kéo dài hiếm khi được sử dụng.
3/ Metformin bị chống chỉ định ở bệnh nhân suy thận nặng.
4/ Các sulfonylureas (hoặc dạng chuyển hóa có hoạt tính) như glibenclamide hay glimepiride có thể bị tích lũy khi suy thận.
5/ Glipizide và gliclazide được chuyển hóa ở gan, bài tiết qua nước tiểu một lượng nhỏ dạng còn hoạt tính, do vậy an toàn hơn các thuốc khác.
6/ Linagliptin không cần hiệu chỉnh liều khi có bệnh thận. Các thuốc ức chế DPP-4 khác nên giảm liều ở bệnh nhân CKD giai đoạn ≥ 3.
7/ Exenatide và lixisenatide nên dùng thận trọng ở bệnh nhân CKD giai đoạn 3 và không dùng ở bệnh nhân CKD ≥ 4.
8/ Liraglutide không nên dùng ở bệnh nhân CKD giai đoạn ≥ 3.
9/ Pioglitazone có thể dùng ở bệnh nhân suy thận, nhưng không được dùng ở bệnh nhân thẩm tách máu.
10/ Không khởi đầu điều trị với thuốc ức chế SGLT2 nếu eGFR < 60.
11/ Insulin được thải trừ qua nước tiểu – cần giảm liều khi tình trạng suy thận trở nên nặng hơn.

Chữ viết tắt:
DPP-4: Dipeptidyl peptidase-4
CKD: Chronic Kidney Disease (bệnh thận mạn tính)
SGLT2: Sodium-Glucose Cotransporter 2 (kênh đồng vận chuyển glucose – natri)
eGFR: estimated Glomerular Filtration Rate (Tốc độ lọc cầu thận ước lượng)

Tham khảo:
Rowan Hillson (2015). Diabetes Care - A Practical Manual 2nd edition (Oxford Care Manuals)

MỘT SỐ NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG INSULIN

MỘT SỐ NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG INSULIN


4 NGUYÊN TẮC TRỘN INSULIN:
* Nguyên tắc 1: Hai loại insulin phải do cùng một hãng sản xuất
* Nguyên tắc 2: Insulin nhanh lấy trước, bán chậm hoặc chậm lấy sau
* Nguyên tắc 3: Không nên trộn insulin người và động vật với nhau
* Nguyên tắc 4: Nồng độ của hai loại insulin phải giống nhau

3 NGUYÊN TẮC TIÊM INSULIN:
* Nguyên tắc 1: Ở mỗi vị trí tiêm, da phải được giữ sạch, cơ bắp và lớp mỡ dưới da vùng này phải hoàn toàn bình thường. Đây là điều kiện để insulin được hấp thu tốt.
* Nguyên tắc 2: Các vị trí đều phải được sử dụng luân chuyển
* Nguyên tắc 3: Nếu sử dụng từ 2 mũi tiêm trở lên trong một ngày, phải tiêm vào các vị trí ở các vùng khác nhau. Khi tất cả các vị trí trong vùng đã sử dụng hết mới chuyển sang vùng khác.

Tham khảo:
Bộ Y tế (2013). Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Nội tiết, trang 218-219.

NHỮNG TRƯỜNG HỢP NHIỄM VIRUS ZIKA ĐẦU TIÊN Ở VIỆT NAM

Sáng ngày 05/04/2016, Bộ Y tế đã tổ chức họp báo cung cấp thông tin về 02 trường hợp nhiễm virus Zika đầu tiên ở Việt Nam.

Trường hợp thứ nhất là bệnh nhân nữ, 64 tuổi, ở Nha Trang, Khánh Hòa. Trường hợp thứ hai cũng là nữ, 33 tuổi, đang có thai 8 tuần, ở Quận 2, TP HCM.

CÁC THUỐC CHỐNG TRẦM CẢM KHÔNG LÀM GIẢM TÁC DỤNG CHỐNG UNG THƯ CỦA TAMOXIFEN

Bài gốc: Antidepressants Do Not Impair the Anticancer Effects of Tamoxifen
Peter Roy-Byrne, MD tổng hợp từ nghiên cứu của Haque R và cộng sự, nghiên cứu công bố trên Journal of the National Cancer Institute (tháng 12/2015).

Tóm tắt: Ở bệnh nhân điều trị tamoxifen trong ung thư vú giai đoạn sớm, tỉ lệ tái phát là tương đương ở nhóm có dùng và không dùng các thuốc chống trầm cảm.

FDA HỦY BỎ REMS ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM CHỨA ROSIGLITAZONE

FDA HỦY BỎ REMS ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM CHỨA ROSIGLITAZONE

FDA vừa hủy bỏ Chiến lược đánh giá và giảm nhẹ nguy cơ (REMS) đối với các sản phẩm thuốc điều trị đái tháo đường type-2 chứa rosiglitazone, đã được chấp thuận như Avandia, Avandamet, Avandaryl và các thuốc generic. REMS không còn cần thiết để đảm bảo những lợi ích của rosiglitazone vượt quá các nguy cơ của thuốc nữa.

NGHIÊN CỨU VỀ MỐI LIÊN QUAN GIỮA STATIN VÀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Bài gốc: Another Study of the Statin–Diabetes Relation
Tác giả: Allan S. Brett, MD tổng hợp từ nghiên cứu của Mansi I et al. trên tạp chí "J Gen Intern Med 2015 Nov".

Trong một nghiên cứu thuần tập trên người khỏe mạnh tương đối, đái tháo đường đã phát triển mới ở 31% người dùng statin và ở 19% người không dùng statin.

FDA CHẤP THUẬN SẢN PHẨM YẾU TỐ VON WILLEBRAND TÁI TỔ HỢP ĐẦU TIÊN

FDA CHẤP THUẬN SẢN PHẨM YẾU TỐ VON WILLEBRAND TÁI TỔ HỢP ĐẦU TIÊN
Cập nhật ngày: 08/12/2015


Cơ quan Quản lý Dược phẩm & Thực phẩm Hoa Kì (FDA) mới đây đã chấp thuận Vonvendi, yếu tố von Willebrand tái tổ hợp, dùng điều trị cho người trưởng thành trên 18 tuổi mắc bệnh von Willebrand (VWD). Vonvendi là sản phẩn yếu tố von Willebrand tái tổ hợp đầu tiên được FDA chấp thuận để điều trị theo nhu cầu và kiểm soát chảy máu ở người trưởng thành mắc bệnh von Willebrand.

PLAVIX (CLOPIDOGREL): ĐIỀU TRỊ DÀI HẠN KHÔNG LÀM THAY ĐỔI NGUY CƠ TỬ VONG

VẤN ĐỀ: Một báo cáo của FDA đã xác định việc sử dụng dài hạn Plavix (clopidogrel) không làm tăng hoặc giảm nguy cơ tử vong toàn thể ở bệnh nhân có bệnh tim hoặc có nguy cơ bị bệnh tim. Đánh giá của FDA về thử nghiệm Dual Antiplatelet Therapy (DAPT) và vài nghiên cứu lâm sàng khác cũng không cho thấy clopidogrel làm tăng nguy cơ ung thư hay tử vong vì ung thư.

[ĐIỂM TIN THUỐC MỚI] - YONDELIS

TRABECTEDIN (YONDELIS®)
Cập nhật ngày: 23/10/2015

FDA vừa chấp thuận trabectedin (Yondelis dạng tiêm, Janssen) cho điều trị bệnh nhân mắc sarcoma mô mỡ (liposarcoma) hoặc sarcoma cơ trơn (leiomyosarcoma) di căn hoặc không thể cắt bỏ, đã dùng chế độ hóa trị chứa các anthracycline trước đó.


[ĐIỂM TIN THUỐC MỚI] - COAGADEX


FDA VỪA CHẤP THUẬN SẢN PHẨM YẾU TỐ X CÔ ĐẶC ĐẦU TIÊN ĐỂ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN CHẢY MÁU DI TRUYỀN HIẾM GẶP
Cập nhật ngày: 20/10/2015

Cơ quản Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kì vừa chấp thuận Coagadex, Yếu tố đông máu X (người), cho điều trị thiếu hụt Yếu tố X di truyền. Cho đến trước sự chấp thuận này, chưa có liệu pháp thay thế yếu tố đông máu nào để điều trị cho những bệnh nhân thiếu hụt Yếu tố X di truyền.

PIOGLITAZONE TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH BẠCH CẦU NGUYÊN BÀO TỦY MẠN TÍNH ?

PIOGLITAZONE TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH BẠCH CẦU NGUYÊN BÀO TỦY MẠN TÍNH ?
Anthony L. Komaroff, MD tổng hợp từ Prost S et al. Nature 2015 Sep 17. Holyoake T và Vetrie D. Nature 2015 Sep 17.

Pioglitazone có thể giúp tiệt trừ các tế bào gốc ung thư, và do đó, điều trị được bệnh.

Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2016

MỘT PHỐI HỢP KHÁNG SINH TRONG NHIỄM TRÙNG SƠ SINH


MỘT PHỐI HỢP KHÁNG SINH TRONG NHIỄM TRÙNG SƠ SINH

Trong một số case nhiễm trùng sơ sinh, có thể gặp trường hợp bác sĩ phối hợp ceftriaxone và ampicillin. Đây là một phối hợp "lạ", bởi vì ceftriaxone là một kháng sinh cephalosporin thế hệ 3 phổ rộng, trong khi ampicillin là kháng sinh penicillin phổ trung bình, nghĩa là phổ kháng khuẩn của ceftriaxone gần như "bao phủ" phổ của ampicillin.

[ĐIỂM TIN THUỐC MỚI] - VARUBI

[ĐIỂM TIN THUỐC MỚI] - VARUBI
Ngày: 02/09/2015

FDA đã chấp thuận rolapitant (Varubi) để giúp phòng ngừa buồn nôn và nôn pha trễ (delayed-phase) ở người trưởng thành đang trải qua hóa trị liệu. Thuốc được dùng kết hợp với các thuốc chống nôn khác.

FDA CẢNH BÁO CÁC THUỐC ỨC CHẾ DPP-4 CÓ THỂ GÂY ĐAU KHỚP NẶNG

FDA CẢNH BÁO CÁC THUỐC ỨC CHẾ DPP-4 CÓ THỂ GÂY ĐAU KHỚP NẶNG
Cập nhật ngày: 28/08/2015

TỔNG QUAN: Cơ quản Quản lý Dược phẩm Hoa Kì (FDA) vừa cảnh báo rằng các thuốc điều trị đái tháo đường type 2 bao gồm sitagliptin, saxagliptin, linagliptin và alogliptin có thể gây đau khớp, có khi nặng và gây tàn tật. FDA đã thêm một cảnh báo (Warning and Precaution) mới về nguy cơ nàytrên nhãn của tất cả chế phẩm thuộc nhóm thuốc này, còn gọi là các chất ức chế dipeptidyl peptidase-4 (DPP-4).